04 thói quen nên xây dựng trong cuộc sống hiện đại
Có những hành vi tưởng chừng như là nhỏ trong thói quen hằng ngày lại trở thành một thứ văn hóa gây phản cảm cho mọi người. Dù rằng đơn giản nhưng phần đông mọi người không để ý đến, nên vẫn trở thành những hành vi sai đáng phản ảnh.
Văn hóa thang máy:
Ngày nay thang máy đã trở thành phương tiện di chuyển không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng, các trung tâm thương mại hay tại các bệnh viện, công trình xây dựng…. Nơi mật độ tham gia di chuyển bằng thang máy rất lớn.
Nhưng sử dụng và hành xử như thế nào khi sử dụng chúng không phải ai cũng biết. Không ai dạy chúng ta phải đi thang máy thế nào cho đúng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là một hoạt động tưởng như rất bình thường này không có những quy tắc văn minh của riêng nó.
Tại các quốc gia phát triển người ta quy định rất rõ ràng: Chờ thang máy phải đứng dẹp sang 2 bên, để khi cửa thang máy mở ra, người bên trong có một lối đi thông thoáng để ra khỏi thang. Nguyên tắc là phải chờ người trong thang ra hết mới tiến vào.
Tuy nhiên ở phần lớn các tòa nhà ở Việt Nam vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng người chờ thang đứng bịt toàn bộ cửa thang máy, thang vừa mở là tràn vào, chen chúc, xô đẩy khiến những người ở trong thang máy không có lối để thoát ra.
Khi đã bước vào thang máy thì cứ xem như là nhà mình, đặc biệt là giới trẻ,nói to không để ý đến thái độ khó chịu của người xung quanh, thậm chí còn khạc nhổ bừa bãi…
Vì vậy dù pháp luật không quy định chúng ta phải chờ thang ở đâu, như thế nào, nhưng nếu hành xử như một người văn minh và tôn trọng người khác, thì hãy đứng dẹp sang một bên và chờ người trong thang bước ra hết mới tiến vào, giữ gìn môi trường công cộng chung đẹp mắt, hài lòng.
Đứng trên thang cuốn thế nào cho đúng.
Tại các trung tâm thương mại, rất dễ bắt gặp người Việt đứng lộn xộn trên các thang cuốn. Người bên trái, người bên phải, thậm chí có người đứng chính giữa.
Đây tiếp tục là một lối hành xử mà đa phần người Việt đều làm sai. Thang cuốn dù không quy định phải đứng ở đâu, nhưng nếu quan sát các quốc gia văn minh, chúng ta sẽ nhận thấy một quy luật.
Ví dụ ở Hongkong, người dân sẽ chủ động đứng dẹp hẳn sang bên phải thang, dành toàn bộ phần bên trái thang cho những người đang có việc gấp phải đi nhanh. Ở Nhật người dân lại đứng dẹp sang bên trái.
Cũng chính vì vậy khi ra nước ngoài, nếu bạn giữ nguyên thói quen đứng lộn xộn trên các thang cuốn, bạn rất có thể sẽ bị người dân nhắc nhở thẳng thắn, thậm chí chịu những ánh nhìn khó chịu.
Hay dừng xe nhường đường cho người đi bộ
“Được phép rẽ phải, chú ý nhường đường cho người đi bộ”, ở những ngã tư cho phép rẽ phải đi đèn đỏ, tôi chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy tấm biển này được treo rất ngay tầm mắt của người lái xe.
Nhường đường cho người đi bộ có nghĩa là nếu người đi bộ đang bước trên vạch kẻ đường dành riêng cho họ (những vạch ngang kẻ cả các ngã tư), trong điều kiện đèn tín hiệu cho phép họ sang đường, thì người lái xe phải dừng hẳn xe lại chờ người đi bộ qua hết mới tiếp tục đi.
Tuy nhiên có nhiều chiếc xe vẫn thản nhiên vượt đèn đỏ, hoặc là rẽ nhưng hoàn toàn không nhường đường, thậm chí còn bóp còi ing ỏi như ra lệnh người đi bộ phải đứng lại nhường cho họ.
Dù vẫn có hình thức phạt cho hành vi này, nhưng nếu không nhìn thấy công an thì có những người vẫn bất chấp đi dù biết mình mắc lỗi.
Tự dọn dẹp bàn ăn
Ở những cửa hàng bán thức ăn nhanh như KFC, Burger King, Loterria… hoặc những chuỗi café nổi tiếng như Highland, về nguyên tắc các bạn phải tự dọn dẹp đồ ăn, thức uống trên bàn của mình.
Đây là thói quen của tất cả các quốc gia văn minh.
Tiếc rằng ở Việt Nam, rất ít người biết điều này. Họ vẫn giữ thói quen cũ, tức là ăn uống xong đứng dậy ra về, xung quanh khu vực bàn đôi khi còn vô cùng bừa bộn, như một bãi chiến trường.
Cách biệt giữa lạc hậu và văn minh trong những tình huống trên chỉ mất từ vài giây cho tới vài phút mà thôi. Bạn chọn làm người lạc hậu hay văn minh? Mỗi người hãy học cách ứng xử để trôi về thế giới lạc hậu
No Comments