Nhảy lên khi thang máy rơi liệu có giảm bớt thương tích

Nhảy lên khi thang máy rơi liệu có giảm bớt thương tích

Thang máy là thiết bị di chuyển không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Đặc biệt tại các thành phố lớn, các khu chung cư, tòa nhà cao tầng. Và là một phương tiện di chuyển nên cũng không tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Tai nạn nguy hiểm nhất là đứt cáp và có nên nhảy lên khi thang rơi tự do?

Theo thống kê, tai nạn thang máy là vô cùng hy hữu, với tỉ lệ xảy ra tai nạn khi đi thang máy chỉ ở mức 0,00000015%. Trong đó phần lớn các tai nạn gây tử vong và thương tích xảy ra trong quá trình lắp đặt và bảo dưỡng của công nhân, hay bị kẹt ở cửa cầu thang.Và có những tai nạn mang nỗi ám ảnh lâu dài đó là rơi thang máy

Và khi bạn rơi vào tình huống thang máy rơi thì bạn sẽ phải xử lý như thế nào. Một số người cho rằng, nhảy lên gần thời điểm thang máy tiếp đất sẽ giúp chúng ta tránh được những va chạm mạnh?


Là liệu điều này có phải là cách xử lý khoa học để hạn chế tối đa những chấn thương mắc phải?

Suy nghĩ này chỉ đúng với thang máy rơi tự do trong khoảng cách ngắn, có vận tốc thấp ví dụ như thang máy gia đình 300kg

Còn nếu rơi từ vị trí cao hơn, theo lý thuyết, bạn phải nhảy lên cùng lúc và cùng tốc độ với thang máy trôi, và đó là điều không tưởng. Thông thường tốc độ thang máy rơi khoảng 160km/h, trong khi con người chỉ có thể nhảy từ 3-4 km/h. Vì vậy, nhảy lên chỉ làm gia tăng mức độ nguy hiểm mà thôi. Bởi khi ta nhảy, và nhanh chóng hạ xuống cùng lúc với lúc thang máy tiếp đất, sẽ phản lại một lực rất lớn, ngoài sức chịu đựng có thể chống chọi của cơ thể. và lẽ đương nhiên nguy cơ chấn thương càng cao hơn.

Vậy chúng ta phải làm gì khi bị nhốt trong thang máy rơi tự do

Đầu tiên, hãy cố loại bỏ trong đầu những sự sợ hãi mà có thể xảy đến với bạn và phải thật bình tĩnh.

Tiếp theo, bạn hãy ghi nhớ phương pháp này: thay vì đứng thẳng, bạn nên nằm thẳng trên sàn nhằm san sẻ tác động của trọng lực lên toàn cơ thể bạn. càng gần vị trí trung tâm cabin thang máy càng tốt. Đồng thời dùng tay kê đầu, một tay che mặt để phòng gạch đá rơi xuống.Khi đó, mọi bộ phận cơ thể sẽ ít bị áp lực, giảm nguy cơ chấn thương.

Bất kì thang máy nào cũng có bộ phận giảm sốc đặt dưới đế. Khi bạn nằm yên trên sàn, bạn và thang máy là một khối, bạn sẽ được bộ phận giảm sốc “hỗ trợ”.

Ngoài ra, không nên leo ra ngoài thang máy! Nguy cơ bị kẹp giữa thang máy và sàn nhà là rất cao. Kinh nghiệm cho thấy, trong trường hợp kẹt thang máy, ở trong cabin lại là phương án an toàn nhất. Hãy cố gắng tìm mọi cách để liên lạc với bên ngoài. Và chờ đợi đến khi có đội cứu hộ giúp đỡ

About The Author

bnquan

No Comments

Leave a Reply

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Liên lạc với chúng tôi theo các địa chỉ sau, hoặc gửi thông tin theo form để được chúng tôi hỗ trợ.

HOTLINE [24/7]: 0964.741.835

Văn phòng Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 3 - Tòa nhà CT5-ĐN1 - Số 6 Trần Hữu Dực - Mỹ Đình II - Từ Liêm – TP Hà Nội
Điện thoại: (84.4) 6 2940952 - (84.4) 66606296
Fax: (84.4) 37920306

Văn phòng Nha Trang

Địa chỉ: Số 9 Trần Bình Trọng – TP Nha Trang
Điện thoại: (84.58). 3892506
Fax: (84.58) 3516439

Trụ sở chính

Địa chỉ: 152 Bùi Đình Túy - P.12 - Q.Bình Thạnh - Tp.HCM
Điện thoại: (84.8)37198377 hoặc (84.8) 38984581
Fax: (84.8) 38984513

Nhà máy sản xuất

Địa chỉ: 185/25 An Phú Đông 10 - P. An Phú Đông – Q.12 – TP HCM
Điện thoại: 08 37198376/77
Fax: 08 37198371