Thế hệ trẻ là lực lượng tiên phong xây dựng xã hội văn minh

Thế hệ trẻ là lực lượng tiên phong xây dựng xã hội văn minh

Bác Hồ đã từng nói:…Thanh niên là rường cột nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên…” Điều đó khẳng định vai trò của thanh niên là vô cùng to lớn và bao trùm rất nhiều lĩnh vực. Trong những năm qua, thanh niên Việt Nam đã và đang nỗ lực hết mình trong việc chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xung kích trên mọi mặt trận.

Ngày nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các cấp, các ngành cần phát huy tốt vai trò của thanh niên và thanh niên cần tiếp tục tự khẳng định mình thực sự là lực lượng xung kích, sáng tạo trong đời sống xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tuy nhiên hiện nay biểu hiện có một phần giới trẻ đang đi quá khuôn giáo của xã hội. Cái biểu hiện hồn nhiên đầu tiên ở nhiều người trẻ hiện nay chính là đặt cái “tôi” của mình lên trên cái “ta” của cộng đồng.

Để nâng cao vai trò và ý thức của giới trẻ trong việc xây dựng cộng đồng văn mình. Diễn đàn “Ứng xử văn minh qua góc nhìn giới trẻ”. trong tuần qua, khá nhộn nhịp với nhiều ý kiến đóng góp để góp phần làm cho bộ phận giới trẻ trở nên tốt đẹp hơn

Có ý kiến cho rằng: Người trẻ nên bớt “hồn nhiên”

Nhiều người có tâm lý sợ mất đi lợi ích của mình. Ví dụ đơn giản thôi, họ hồn nhiên chen lấn, không chịu xếp hàng khi mua đồ hay đi thang máy vì sợ khi tới lượt mình sẽ hết chỗ. Thậm chí, mỗi khi có đợt hàng miễn phí nào đó, rất nhiều người, nhất là người trẻ sẵn sàng lao vào cuộc chiến giành giật. Rồi khi kẹt xe, dừng đèn đỏ, nhiều thanh niên hồn nhiên bấm còi inh ỏi, quát người đi trước…

văn hóa xếp hàngNgười trẻ sống ở đô thị… vô tư quá! Vào quán cà phê thấy họ tụ tập vô tư chém gió với những câu nói tục, rồi vô tư hút thuốc, gác chân lên ghế…

Ứng xử văn minh để nâng mình lên

Hành vi không đẹp chốn tâm linh cũng là biểu hiện của sự hiểu biết sai lệch về văn hóa. Theo đó, các bạn nhiều khi ham mê chụp hình nên đã tạo dáng bên những bức tượng – là biểu tượng tôn kính của một tôn giáo nào đó, hoặc ăn mặc hở hang khi đi chùa lễ Phật chẳng hạn… Sự ngộ nhận giữa cái đẹp khi đi dạo phố, đi bar với đi tới chốn tâm linh đã làm cho người trẻ có ứng xử thiếu văn minh.

Ngay ở chốn đông người như xe buýt cứ nói chuyện oang oang như chốn không người. không để ý đến thái độ khó chịu của người xung quanh….

Hãy lên tiếng, đừng ngại va chạm mà im lặng

Những chuyện không hay vẫn tồn tại và còn có chiều hướng gia tăng bởi một phần do thói quen “im lặng đáng sợ” của chúng ta.

Tâm lý “an phận thủ thường” vô tình khiến cái sai được đà lấn tới. Không hiếm gặp những tình huống mà “người trong cuộc” thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh.

Cần ý thức đấu tranh bảo vệ cái chính đáng.

Hiện tượng ngại va chạm không chỉ tồn tại trong giới trẻ mà ở bất kỳ ở đâu, và hầu như ở mọi lứa tuổi. Hầu như họ sợ bị liên lụy đến bản thân nên mặc kệ mọi người.

Học ứng xử văn minh từ khi còn nhỏ

Để mỗi người hình thành thói quen tốt và đúng mực trong giao tiếp xã hội, trẻ em từ khi học mẫu giáo cần được cô và bố mẹ dạy để rác đúng nơi quy định, lễ phép khoanh tay chào khi gặp người lớn, biết cảm ơn khi được khen hay được tặng quà, biết xin lỗi khi phạm lỗi.

Lên cấp tiểu học, giáo viên cần dạy thật tốt môn đạo đức cho học sinh, rèn thêm kỹ năng sống để các em giao tiếp và ứng xử trong xã hội bằng những việc làm cụ thể. Giáo dục học sinh biết yêu thương đồng bào, giúp đỡ người khác, bằng cách trích tiền ăn quà của mình để tham gia những hoạt động giúp các bạn khó khăn trong trường.

Ứng xử văn minh (trước tiên và trên hết) thực ra cũng để hướng tới việc khẳng định mình là người lịch sự, có văn hóa và biết tôn trọng mọi người. Có câu: muốn được người khác tôn trọng mình thì mình phải tôn trọng người khác.

About The Author

bnquan

No Comments

Leave a Reply

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Liên lạc với chúng tôi theo các địa chỉ sau, hoặc gửi thông tin theo form để được chúng tôi hỗ trợ.

HOTLINE [24/7]: 0964.741.835

Văn phòng Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 3 - Tòa nhà CT5-ĐN1 - Số 6 Trần Hữu Dực - Mỹ Đình II - Từ Liêm – TP Hà Nội
Điện thoại: (84.4) 6 2940952 - (84.4) 66606296
Fax: (84.4) 37920306

Văn phòng Nha Trang

Địa chỉ: Số 9 Trần Bình Trọng – TP Nha Trang
Điện thoại: (84.58). 3892506
Fax: (84.58) 3516439

Trụ sở chính

Địa chỉ: 152 Bùi Đình Túy - P.12 - Q.Bình Thạnh - Tp.HCM
Điện thoại: (84.8)37198377 hoặc (84.8) 38984581
Fax: (84.8) 38984513

Nhà máy sản xuất

Địa chỉ: 185/25 An Phú Đông 10 - P. An Phú Đông – Q.12 – TP HCM
Điện thoại: 08 37198376/77
Fax: 08 37198371